Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì? Các bác sĩ gia đình được thực hiện các công việc khám chữa bệnh nào?

Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì? Các bác sĩ gia đình được thực hiện các công việc khám chữa bệnh nào?

Cho mình hỏi quy định về bác sĩ khám bệnh tại nhà được quy định như thế nào cần bằng cấp gì? Các bác sĩ gia đình được thực hiện các công việc khám chữa bệnh nào? Hiện nay có các loại hình cơ sở y học gia đình nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ Thư Viện Pháp Luật, mình cảm ơn!

Mục lục bài viếtNội dung chính
  • Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì?
  • Các bác sĩ gia đình được thực hiện các công việc khám chữa bệnh nào?
  • Hiện nay có các loại hình cơ sở y học gia đình nào?

Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BYT về việc bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:

– Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình.

– Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.

– Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

Đối với các bác sĩ đã thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại, đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.

Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì?

Bác sĩ gia đình được quy định như thế nào, cần bằng cấp gì?

Các bác sĩ gia đình được thực hiện các công việc khám chữa bệnh nào?

Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình được quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-BYT như sau:

Điều 3. Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình

Bác sĩ gia đình thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này theo phân công của người phụ trách chuyên môn của cơ sở y học gia đình.

Theo đó căn cứ điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT quy định các công việc khám, chữa bệnh của bác sĩ gia đình như sau:

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình

d) Khám bệnh, chữa bệnh:

– Sơ cứu, cấp cứu;

– Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;

– Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;

– Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

– Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:

+ Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;

+ Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.

Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Hiện nay có các loại hình cơ sở y học gia đình nào?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2019/TT-BYT có các loại hình thức cơ sở y học gia đình sau đây:

– Trạm y tế xã, phường, thị trấn; bệnh xá; trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây viết tắt là trạm y tế);

– Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân;

– Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên khoa thuộc trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám quân dân y;

– Khoa khám bệnh thuộc bệnh viện quận, huyện hoặc trung tâm y tế quận, huyện hoặc bệnh viện của trường đại học y.

Ngoài ra các cơ sở y học gia đình sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-BYT bao gồm:

– Quản lý sức khỏe cộng đồng.

– Tư vấn nâng cao sức khỏe về: Tư vấn về dinh dưỡng, tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, truyền thông, giáo dục sức khỏe, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.

– Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, dân số – kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

– Khám bệnh, chữa bệnh.

– Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp; tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Ngô Diễm Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *